Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde, 55 tuổi, được Anh, Pháp, Đức đề cử. Ảnh: TL |
Trong lúc cựu Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đang bị điều tra về vụ bê bối cưỡng bức tình dục, dư luận quan tâm ai sẽ là người kế nhiệm ông. Việc đề cử các ứng cử viên mới diễn ra trong sự cạnh tranh gay gắt từ nay (23-5) đến ngày 10-6.
Hiện tại, cuộc đua giữa các thị trường mới nổi và châu Âu là khốc liệt nhất. Trong các cuộc tranh cãi, các bên đều nhấn mạnh khả năng và kinh nghiệm là quan trọng. Một số thị trường mới nổi cho biết truyền thống tổng giám đốc IMF là người châu Âu đã lỗi thời, nên cho ứng cử viên của các khu vực khác cơ hội được lựa chọn.
Trước đó, ngày 19-5, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói do tình hình phức tạp của khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro (eurozone), tổng giám đốc IMF do người châu Âu đảm nhiệm dù có chút “táo bạo” nhưng có vẻ như châu Âu thực sự không thể thiếu “lính cứu hỏa” IMF.
Tổng thư ký Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Angel Gurria ngày 20-5 tại Paris (Pháp) cho rằng châu Âu cần phải nhường đường, tổng giám đốc IMF không nhất thiết là người châu Âu, năng lực và kinh nghiệm của ứng cử viên quan trọng hơn quốc tịch.
Ngày 20-5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết trong một tuyên bố, Mỹ sẽ ủng hộ ứng cử viên có “bề dày kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo”. Ông Geithner nói sẽ mang vấn đề ứng cử viên ra thảo luận với các thị trường mới nổi và các nước phát triển để công khai, minh bạch chọn ra tổng giám đốc IMF mới. Bên ngoài dự đoán Mỹ sẽ không chủ động ủng hộ các ứng cử viên châu Âu.
Tiêu chuẩn đạo đức mới
Đối mặt với cạnh tranh khốc liệt, Ban điều hành IMF phải liệt kê ba tiêu chuẩn mà tổng giám đốc phải có, đòi hỏi các ứng viên có thành tích xuất sắc trong việc hoạch định chính sách kinh tế cấp cao, có lý lịch làm việc tốt và khả năng quản lý một cơ quan toàn cầu cùng kỹ năng ngoại giao.
Đồng thời, “tiêu chuẩn đạo đức” cũng được IMF quan tâm nhiều. Vụ bê bối của ông Kahn ít nhiều khiến IMF xấu hổ, tổ chức này ngày 19-5 cho biết họ đã định ra nguyên tắc đạo đức mới cần tuân thủ cho nhân viên IMF, sẽ giám sát chặt chẽ quan hệ cá nhân giữa cấp trên và cấp dưới, nhân viên có “hành vi không chính đáng” có thể bị sa thải.
Nhà kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Dervis, 62 tuổi. Ảnh: TL |
Ba ứng cử viên sáng giá
Hiện nay, ba ứng cử viên được ủng hộ nhiều nhất là Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde, nhà kinh tế nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Dervis và nhà kinh tế Trung Quốc Chu Dân.
Các phương tiện truyền thông phương Tây dự đoán tổng giám đốc IMF mới sẽ là ông Kemal Dervis, 62 tuổi. Ông có kinh nghiệm nghiệm làm việc phong phú. Năm 2001, khi là Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, sáng kiến cải cách của ông đã giúp nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Ông cũng từng là nhà lãnh đạo của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), có đóng góp nhất định cho nền kinh tế của các nước đang phát triển. Sau khi rời UNDP vào năm 2009, ông gia nhập Viện nghiên cứu Johns Hopkins tại Washington và hiện là giám đốc dự án kinh tế toàn cầu.
Nhà kinh tế Trung Quốc Chu Dân, 59 tuổi. Ảnh: TL |
Trong khi đó, ứng cử viên được Pháp, Đức, Anh lựa chọn là Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde, 55 tuổi. Mặc dù bà Lagarde thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết công việc quốc tế nhưng tại cuộc họp G20 tổ chức ở Pháp năm nay, bà đã đóng góp cho việc giải quyết thâm hụt ngân sách cao của các nước. Bà Lagarde từng là Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Việc làm và Bộ trưởng Công nghiệp của Pháp.
Ứng cử viên thứ ba là ông Chu Dân, 59 tuổi, nhà kinh tế Trung Quốc, từng nhận bằng tiến sĩ về kinh tế tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), làm cố vấn đặc biệt của tổng giám đốc IMF từ năm 2010. Từ năm 2003-2009, ông Chu là Trợ lý Thống đốc và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc. Các nhà quan sát cho rằng ngoài yếu tố chuyên nghiệp, ông Chu có yếu trợ giúp khác là “Trung Quốc” – nền kinh tế đang nổi lên, không ngừng mở rộng ảnh hưởng. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng điểm yếu lớn nhất của các nước đang nổi là thực lực phân tán, mỗi ứng cử viên chỉ có thể nhận được tỷ lệ ủng hộ nhỏ, một khi các nước EU quyết tâm bảo vệ đặc quyền, các nước mới nổi rất khó thành công.
Tỷ lệ quyền biểu quyết của các nước tại IMF trước cuối năm 2012
Nhóm nước | Nước | Tỷ lệ quyền biểu quyết (%) |
Các nước phát triển | - Mỹ - Anh, Pháp, Đức - Nhật Bản Tổng | 16,7 15,8 6 59,5 |
Các nước mới nổi và đang phát triển | - Trung Quốc - Nga - Ấn Độ - Mexico - Brazil Tổng | 3,65 2,68 1,88 1,43 1,37 40,5 |
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn // Ifeng)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.